Quyết định chiến lược và sự kiện lũ lụt Sự_kiện_phá_đê_Hoa_Viên_Khẩu

Sau khi chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai bắt đầu năm 1937, quân đội Đế quốc Nhật Bản đã nhanh chóng tiến vào trung tâm lãnh thổ Trung Quốc. Đến tháng 6 năm 1938, quân Nhật kiểm soát toàn bộ miền Bắc Trung Quốc. Vào ngày 6 tháng 6, họ đã chiếm được Khai Phong, thủ phủ tỉnh Hà Nam, và đe dọa sẽ chiếm được Trịnh Châu, đường giao cắt của xa lộ Pinghan và đường sắt Longhai. Thành công của quân Nhật ở đây sẽ gây nguy hiểm trực tiếp cho các thành phố lớn Vũ HánKalani.

Để ngăn chặn đà tiến quân tiếp theo của quân Nhật vào miền tây và miền nam Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch, theo đề xuất của Chen Guofu, quyết tâm phá một đoạn đê trên sông Hoàng Hà gần Trịnh Châu. Kế hoạch ban đầu là phá huỷ đê tại Zhaokou, nhưng do những khó khăn tại địa điểm đó, đoạn đê ở Hoa Viên Khẩu, bờ phía nam đã bị phá hủy vào ngày 5 và 7 tháng 6, khiến nước tràn vào Hà Nam, An Huy và Giang Tô. Lũ lụt bao phủ và phá huỷ hàng ngàn kilômét vuông diện tích đất nông nghiệp và chuyển miệng của sông Hoàng Hà hàng trăm cây số về phía nam. Hàng ngàn ngôi làng đã bị ngập nước hoặc bị phá hủy và hàng triệu dân làng buộc phải rời khỏi nhà của họ và trở thành những người tị nạn. Một ủy ban hậu chiến chính thức của Quốc Dân Đảng ước tính rằng 800.000 người chết đuối[3], cao hơn mức tính toán các nguồn hàn lâm hiện đại.

Liên quan